Ảnh: Youtube
Ngoài ra, phần cùi dừa còn có thể chế biến thành nước cốt dừa, thứ nước cốt sánh, ngậy, thơm phức, giúp nâng tầm rất nhiều món ăn. Có lẽ vì dừa sẵn và cốt dừa quá hấp dẫn nên người miền Tây sử dụng nguyên liệu này cho rất nhiều món ăn, đặc biệt là các món bánh hay món ngọt. Cùng điểm qua một số món ăn nhất định phải có nước cốt dừa mới chuẩn vị nhé!
Chuối bọc nếp nướng
Món đặc sản miền Tây này đã từng lọt top những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Những trái chuối xiêm được bọc trong xôi nếp rồi gói bằng lá chuối, nướng chầm chậm cho vàng mặt, nóng hổi là xong.
foodie.bitches
Chuối bọc nếp nướng khi ăn sẽ được cắt miếng nhỏ rồi chan với thật hào phòng nước cốt dừa. Và nhất định phải có nước cốt dừa sánh ngậy, mằn mặn quyện vào từng miếng chuối nếp nướng thì món này mới thật ngon. Khi ấy cái dẻo, cái thơm cùng cái béo tan ra trong những miếng nhai, có thế mới phô bày được hết cái ngon của món ăn.
maimai97_
Bánh bò
Đây là món bánh đặc sản của miền Tây với đặc trưng là có nhiều lỗ bọt khí nhỏ, khi ăn có vị ngọt nhẹ, xốp hơi dai. Không chỉ thế, bánh bò còn là loại bánh ăn ảnh với đủ các loại màu sắc, từ vàng nhạt của bánh bò thốt nốt cho đến các màu hồng, xanh.
letho.thunhan
Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa, bánh bò cũng phải ăn với cốt dừa mới ngon trọn vị. Ngoài cốt dừa béo thơm sóng sánh, người ra còn rắc thêm mè và đậu phộng giã lên bánh để khi ăn thấy hết được cái bùi béo của món ăn.
mebimsuakoi
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì là trường hợp rất thú vị khi nằm ở ranh giới giữa món mặn và món ngọt. Thường nghe đến bánh, bạn nghĩ đến thứ gì đó làm từ bột mì, bột gạo… ngọt ngào đúng không. Và những món này nếu có ăn sẽ ăn kèm với gì đó ngòn ngọt cùng vị kiểu dừa nạo, cốt dừa…
beenie.g
Thực ra bánh tằm bì có cốt dừa thật, nhưng ngoài ra nó còn được ăn kèm bì heo, hành lá phi, chan nước cốt dừa, nhiều loại rau sống như dưa leo, giá, dưa chua và rau thơm. Cuối cùng là nước cốt dừa và nước mắm pha. Người chưa thử bao giờ có thể ái ngại sự kết hợp nguyên liệu có phần táo bạo của món này, nhưng thực tế bánh tằm bì có cái mềm béo, thơm rất lạ miệng.
oc.za
Bánh lá mít
Món bánh lá mít (bánh lá mơ) xuất phát từ Miền Tây nam bộ, là món bánh tuổi thơ của tuổi thơ đời 7X, 8X ở xứ này. Món bánh này làm rất kỳ công, bột gạo được tráng mỏng theo hình chiếc lá rồi hấp chín. Bán lá mít truyền thống có màu xanh đậm, vị thơm đặc trưng do mùi và màu của lá.
nicookingneating
Khi ăn, bánh sẽ được tháo ra khỏi lá rồi ăn kèm với nước cốt dừa nấu sánh và đậu phộng giã nhuyễn. Bánh lá mơ khi ăn ngoài vị thơm còn có cái dai giòn, thơm, ngậy, béo, ngọt nhẹ khá thú vị. Ngoài ra, bánh còn hơi vị ngai ngái của lá.
cooky.vn
Bánh đúc lá dứa
Khác với bánh đúc miền Bắc thường có màu trắng ngà của bột gạo, bánh đúc của miền Tây có màu xanh đặc trưng của lá dứa. Thêm nữa, nếu bánh đúc miền Bắc thường ăn kiểu mặn nghĩa là chấm tương hoặc làm bánh đúc thịt, thì bánh đúc miền Tây lại là món ngọt. Đi kèm với những lát bánh dẻo, thơm là cốt dừa, nước đường và vừng.
Những miếng bánh đúc lá dứa xanh như ngọc, khi ăn thơm ngát mùi lá dứa, điểm thêm cái bùi béo của đậu phộng, mè, cốt dừa, khi ăn trơn tuột như miếng thạch, vừa dẻo, vừa giòn khiến người ta nhớ mãi không quên.