Mới đây, một khách hàng đã đăng những bức ảnh về gói cơm cháy mới mua cùng lời than đầy bất lực: “Chuyện là mình được bác mình mua cho gói cơm cháy chà bông này với giá 40 nghìn tại một trạm dừng nghỉ hướng Ninh Bình – Hà Nội. Vừa nhận quà lại đúng lúc thèm đồ nhai nên hí hửng bóc ra xơi thì… bất ngờ chưa?
Nhìn trên vỏ chỗ nào có chà bông thì mở ra bên trong cũng tèn tén ten… chỉ mỗi chỗ ấy có chà bông thôi nhé, 1 nhúm không hơn không kém. Không những thế mà tác giả còn rất tinh tế trong khâu ăn gian thể tích và định lượng, lúc mới mở ra tưởng rằng bên dưới sẽ còn 1, 2 miếng cơm cháy như miếng trên bề mặt nữa thì cũng oke số lượng bù chất lượng cũng gọi là tạm chấp nhận được, nhưng không, bên dưới lại là 1 cú lừa to tướng nữa các bạn ạ.
Không có gì bên dưới miếng bên trên cả! Không hiểu chơi bời kiểu gì đây? Làm ăn ẩu dã man. Làm vậy có khiến các bạn giàu lên tí nào không? Do thằng bán hàng hay do thằng sản xuất? Mình phải chửi ai bây giờ?”.
Nhìn chỗ chà bông lấp ló kia ai cũng hí hửng tưởng chà bông ngập mặt cơm cháy luôn
Ai ngờ…
Còn đây là trong ruột gói cơm cháy, hộp thì to mà giá trị thực chỉ có nhiêu đó thôi.
Câu chuyện của anh chàng ngay sau khi đăng tải đã nhận được không ít sự an ủi, cảm thông lẫn cái “cười ra nước mắt” của cư dân mạng.
“Chuẩn 1 cú lừa. Ha ha. Chết cười, làm ăn như này thớt lại hỏi có giàu không, chả giàu thì nghèo à, giàu cực luôn ấy chứ”.
“Bạn nghe câu “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa” chưa? Đây hình ảnh nó chân thực thế bạn còn chê. Do bạn đen thôi, với cả mua đồ ở trạm dừng chân lấy đâu ra đồ ngon và chuẩn, đó là nơi bán hàng kiểu chộp giật, mình từng mua cơm cháy chuẩn ở đây rồi, ăn cũng có đến nỗi nào đâu”.
“Ôi mình mua mấy cái đồ ở trạm dừng chân dọc đường nó cứ ghi VIP nhưng chả bằng loại thường bọn mình mua”.
“Cơm cháy ở đây có mấy loại cơ, giá vừa tầm 20 – 27 nghìn ăn cũng ngon mà, bạn mua 40 nghìn mà túi như này là mua phải hàng fake rồi”.
“Biết chỗ mua thì mới mua được đồ ngon, chứ mua dăm ba hàng bán quán rẻ rẻ ăn chẳng ra gì đâu, đất du lịch mà bây giờ biến tướng cả rồi, mình đi nhiều nên mình biết. Nhiều khi nó ghi nơi sản xuất thế thôi nhưng chưa chắc đã là nơi đấy sản xuất thật, nó bán tiếng thôi”.
Chắc chắn rằng sau khi đọc được hàng trăm bình luận từ cư dân mạng, anh chàng cũng phần nào giải tỏa được nỗi bức xúc của mình. Chỉ hy vọng rằng, sau lần này, anh chàng này cũng như chúng ta, đều tỉnh táo và tinh ý hơn khi mua sắm đồ ăn, thức uống, đặc biệt ở những địa điểm du lịch, tránh tiền mất mà bực vẫn mang vào người.